Lại là câu chuyện CHỐNG LÃO HÓA, với những cô gái trên 25 tuổi các dấu hiệu lão hóa cũng dần rõ ràng hơn, nên Retinol được ưu ái trở thành thành phần vạn người mê cho đến bây giờ vẫn chưa có đối thủ 🙂
Nhưng Retinol không dễ sử dụng như những hoạt chất khác, nó khó chiều và cũng lắm khó khăn khi kết hợp với các hoạt chất treatment khác. Bạn sẽ cần có kiến thức một chút về Retinol và việc kết hợp nó ra sao trong routine để mang lại hiệu quả tối ưu cho chăm sóc da, đặc biệt cho nhu cầu lão hóa.
Dưới đây Honey sẽ là seri các chất khó nhằn khi kết hợp với re, kết hợp dùng ra sao để hiệu quả mà không để lại hậu quả.
Retinol là gì?
Retinol có thể hiểu nôm na chính là Vitamin A.
Retinol được công nhận và chứng nhận lần đầu vào năm 1971 bởi FDA Hoa Kỳ với cái tên Retin – A. Chính xác, đây là một hoạt chất nằm trong nhóm vitamin A.
Ngoài Retinol còn có Retinoid, cả hai đều là dẫn xuất của vitamin A và được biến đổi thành Retinoic Acid. Nếu Retinoid chỉ những sản phẩm phải dựa theo toa bác sĩ, thì Retinol lại không cần vì có hàm lượng và cách dùng đơn giản hơn chút.
Các chuyên gia da liễu hàng đầu đều cho rằng Retinol là “siêu phẩm” có thể giải quyết rất nhiều vấn đề về da như hỗ trợ điều trị mụn, se khít lỗ chân lông và điều trị nếp nhăn, cải thiện da không đều màu.
CẶP ĐÔI ĐẦU TIÊN : RETINOL VÀ AHA/ BHA
- AHA /BHA là một dạng tẩy tế bào chết hóa học, xử lý tế bào sừng, đẩy nhanh sừng hóa lớp thượng bì
- Vậy việc kết hợp hai em nó cùng một lúc sẽ cần phụ thuộc nồng độ chất (thấp hay cao) và chất đó dưới thể dạng nào (kem/serum/toner…)
- Cả Re và AHA/BHA đều là chất có xử lý tế bào sừng, vậy combine (kết hợp) chúng cùng lúc sát nhau thực sự không nên, mà cần linh hoạt hơn trong quá trình sử dụng
- Honey không rõ da bạn khỏe đến đâu, nhưng nguyên tắc về việc patch test (kiểm tra dị ứng kích ứng)/ nồng dộ thấp đến cao/ Thời gian cách nhau giữa các chất sẽ cần được chú ý.
- Vì đều là các chất hoạt động mạnh nên nếu được dùng chung với nhau, da sẽ khó mà chịu được và dễ bị đỏ, rát hoặc kích ứng và làm da nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời.
- => Nên tách RE VÀ AHA/BHA xen kẽ theo ngày, theo buổi để giảm sự kích ứng, và nhạy cảm
- => Nhưng nếu thực sự bạn muốn kết hợp nó khi bạn có một routine chặt chẽ phục hồi da song song với kiểm soát các dấu hiệu da, thì hãy cách hai chất này ít nhất 30ph trong cùng routine .
- Đừng quên chống nắng thật kỹ
CẶP ĐÔI THỨ HAI : RETINOL VÀ VITAMIN C
- Công dụng cùng chống lại gốc tự do, làm da tăng sinh collagen, làm sáng da
- Vitamin C (tùy thuộc từng dạng) thường đòi hỏi môi trường pH thấp (2,5-3,5) để giữ cân bằng và phát huy tác dụng tốt nhất. Trong khi đó, retinol lại thường hoạt động hiệu quả trong môi trường acidic – chính là độ pH tự nhiên trên da. (5,5-6)
- Retinol không những hiệu quả hơn khi dùng chung với Vitamin C mà còn tăng cường khả năng bảo vệ da rất rất nhiều. Nhưng cũng lý do người ta lo ngại vì sự chuyển hóa của Retinol thành Retinonic acid cần sự thủy phân ở pH trung tính mà khi đưa axit vào sẽ làm pH giảm, trong khi Vitamin C thì lại cần pH thấp để giúp C bền vững
- Vì sự khác nhau giữa môi trường hoạt động nên sự tranh cãi xảy ra, vậy giải quyết ra sao?
- Tùy vào mục đích skincare, điều trị vấn đề gì, và các chất ở thể nào?
– Kết hợp hai hợp chất này xen kẽ sáng-tối
– Hoặc chăng bạn muốn sử dụng chúng vào cùng thời điểm thì hãy cách nhau ít nhất 30 phút để da có đủ thời gian để trung hòa cân bằng ph da phù hợp môi trường từng chất
CẶP ĐÔI THỨ BA: RETINOL VÀ BENZOYL PEROXIDE
- BP ở nồng độ 2.5% – 5%, như Epiduo (2.5%), Acne.org (2.5%), Murad (3.5%), Proactiv+ (2.5%), Dermalogica (5%), Neutrogena (2-2.5%), Effeclar của La Roche Posay (5.5%), Paula’s choice (2.5-5%)…nó là một thành phần đặc trị khá nặng khi sử dụng điều trị mụn nên thường đc lưu ý chỉ sử dụng tại chỗ (chấm lên nốt mụn).
- Retinol cũng có khả năng điều trị mụn nhưng khi chúng ta cho hai chất này kết hợp liên tục lên da thì khả năng cao da sẽ bong tróc, đỏ,rát, và kích ứng, còn mụn lại bị chai cứng
- Giaỉ pháp là gì?