Điều trị Mụn – Lấy nhân mụn NÊN hay KHÔNG NÊN ?

Chào các bạn lại là Honey đây!

Hôm nay chúng mình cùng hiểu hơn về việc lấy nhân mụn có ảnh hướng gì đến quá trình điều trị mụn và chúng ta nên lấy mụn ra sao nhé.

  • Lấy nhân mụn là một kỹ thuật là một bước trong quá trình điều trị mụn

– Nhân mụn hình thành là kết quả của quá trình bít tắc chân lông, sự xâm lấn của khuẩn tạo nên quá trình viêm. Lấy được nhân mụn ra khỏi da, quá trình điều trị mụn sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều. Nhưng việc lấy mụn không đúng cách lại gây ra những tác hại lâu dài 

-Vì khi nặn mụn không đúng cách, ko lấy đúng hướng mụn, lực chưa đủ hoặc quá mạnh ko dứt khoát, nặn đi nặn lại nhiều lần  làm tổn thương vùng da mụn, không sạch chân mụn, sẽ dẫn tới mụn bị viêm, sưng tấy đỏ, lây lan ra nặng hơn, dễ để lại thâm, sẹo rỗ.

– Ngoài ra còn là câu chuyện phân biệt mụn được lấy và mụn chưa được lấy nhân. Mỗi loại mụn chúng ta sẽ xử lý khác nhau, kể cả việc lấy mụn cũng có nhiều cách khác nhau với từng loại mụn

 

  • Nhiều câu hỏi đặt ra có nên lấy nhân mụn không ?

Mụn phát triển theo giai đoạn, với mỗi giai đoạn chúng ta tác động những cách khác nhau để xử lý chúng.

Các cấp độ của mụn:

  • Mụn độ 1 (mụn không viêm) : mụn ẩn-mụn cám-mụn đầu đen- mụn đầu trắng-sợi bã nhờn
  • Mụn độ 2:(mụn viêm) mụn viêm sưng mủ
  • Mụn độ 3:(mụn viêm nặng) mụn u nang dày đặc

Hoặc có thể hiểu nôm na chính có thể nói có 2 loại : mụn viêm và mụn không viêm 

Mụn không viêmMụn không viêm thường đáp ứng tốt với các biện pháp khắc phục tại nhà và các phương pháp điều trị bằng thuốc không kê đơn bao gồm:

  • Mụn đầu đen: Mụn đầu đen hình thành do lỗ chân lông bị tắc bởi bã nhờn và tế bào da chết.
  • Mụn đầu trắng: Mụn đầu trắng là một loại mụn hình thành khi các tế bào da chết, dầu và vi khuẩn bị mắc kẹt bên trong các lỗ chân lông. Không giống như mụn đầu đen, mụn đầu trắng hình thành dưới bề mặt của một lỗ chân lông đóng kínChúng khó điều trị hơn mụn đầu đen.

Mụn viêm: Mụn viêm được đặc trưng bởi mụn đỏ có thể được phân loại:

  • Sần: Do sự phá vỡ của các lỗ chân lông do viêm. Các triệu chứng bao gồm đau và đỏ da.
  • Mụn mủ: Tương tự như sần nhưng chứa đầy mủ và có đầu màu vàng hoặc trắng.
  • Hạch: Khi lỗ chân lông bị tắc, mức độ kích thích trở nên lớn hơn và xuất hiện sâu trong da, chúng hình thành các hạch. Những hạch này thường không thể được điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà mà cần phải có các can thiệp y tế.
  • U nang: Xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc sâu hơn dưới da. Xuất hiện dưới dạng cục đỏ hoặc trắng và gây đau.

Các giai đoạn phát triển của mụn : 

  1. Mụn dứoi da không viêm không đau không sưng hình thành do sự bít tắc lỗ chân lông
  2. Mụn viêm dưới da do bị tác động bởi vi khuẩn P acne (vi khuẩn kỵ khí) gây viêm
  3. Mụn viêm sưng trồi lên da – cơ thể gửi đội quân bạch cầu tới phá hủy viêm gây nên mụn viêm đỏ
  4. Mụn gom cồi, đóng vảy, viêm tự lành, -> sẹo mụn hoặc có thể thành mụn chai 

Honey nói quá nhiều về loại mụn, về phân loại mụn để làm gì?

  • Ở giai đoạn đoạn mụn đã gom cồi tức là nhân mụn đã khô và chuyển qua dạng rắn cứng thì lúc này việc nặn mụn trở nên dễ dàng và không gây ra tổn thương cho da, không gây sẹo.
  • Nếu ở giai đoạn 1-2-3 các bạn đã dùng vật nhọn chọc vào, dùng lực ép nhân mụn đang có mủ, viêm thì rõ ràng các hậu quả có thể xảy ra:  không sạch hoàn toàn nhân, gây viêm nặng hơn, nhảy mụn tức là bị lây lan mụn, vết thương gây ra khi nặn mụn sẽ rộng và gây sẹo thâm hoặc làm da bị tấy đỏ viêm nặng hơn thành mụn nang

Honey nhấn mạnh sự quan trọng của việc CHỌN ĐÚNG MỤN ĐỂ NẶN cực kỳ quan trọng.

Vậy chúng ta nên làm gì?

  1. Chỉ chọn nặn mụn đã chín (mụn ko viêm- mụn có cồi ), mụn đầu đen, mụn cám 
  2. Nặn mụn chuẩn y khoa: Vệ sinh dụng cụ- kỹ thuật nặn-Làm dịu da --> tốt nhất nên chọn nơi uy tín để nặn
  3. Sau nặn mụn sẽ đưa Skincare Routine về mức tối giản 3 ngày sau đó sẽ quay về routine cũ

-Ở bất cứ giai đoạn nào, nếu bạn không đụng vào mụn, nó cuối cùng cũng sẽ tự lành, đó là trong trường hợp hệ thống miễn dịch và các quá trình chữa lành của cơ thể bạn làm việc tốt.

-Nhưng thường chúng ta đều mắc phải một vấn đề đó chính là ” NGỨA TAY- NGỨA MẮT” và chúng ta sẽ lại tự nặn mụn hãy đọc bài viết này để đủ kiến thức về mụn, không gây ra sẹo thâm hay gây ra việc mụn nặng hơn (mụn nang- viêm lây lan)

-Có nhiều trường hợp chúng ta vẫn phải tiến hành xử lý mụn đang viêm sưng vì đó cũng là một cách để loại bỏ vi khuẩn, nhưng việc này thực sự cần có bàn tay y khoa, một quy trình xử lý, kể cả sau khi lấy mụn sẽ có các sản phẩm thoa, uống để làm lành nhanh chóng, không gây ra hậu quả bị lây lan hay sưng tấy lâu hơn

 

Hôm nay Honey chỉ nói đến đây, dừng ở câu chuyện NÊN HAY KHÔNG NÊN nặn mụn thôi. Sẽ còn tiếp tục seri về mụn đầy đủ ở các phần tiếp theo. Chúc các bạn có một làn da khỏe và căng tràn sức sống 🙂

FROM HONEY WITH LOVE !

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!